Hit Enter to search or Esc key to close
Blog thumbnail

Hãng sản xuất máy bay Airbus

Hãng sản xuất máy bay Airbus

Blog thumbnail

Hãng sản xuất máy bay Airbus có trụ sở chính tại Toulouse, Pháp và 12 địa điểm ở châu Âu đặt tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Airbus cũng có ba công ty con ở Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Lịch sử hình thành của Airbus

Airbus Industrie được các công ty hàng không châu Âu thành lập để cạnh tranh với các công ty Mỹ như Boeing, McDonnell Douglas và Lockheed.

Do nước Mỹ có diện tích lớn nên việc đi lại theo đường hàng không được ưa chuộng; Năm 1942 Anh-Mỹ thỏa thuận ủy thác việc sản xuất máy bay vận tải sang cho Mỹ; Chiến tranh thế giới thứ 2 đã đem lại cho Mỹ một ngành công nghiệp hàng không mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi nhuận “. “Với mục đích tăng cường sức mạnh hợp tác châu Âu trong lĩnh vực công nghệ hàng không và từ đó thúc đẩy tiến bộ nền kinh tế và công nghệ ở châu Âu, phải có biện pháp thích hợp để phát triển và sản xuất một máy bay “airbus” (máy bay hoạt động tầm trung hoặc ngắn).” – trích Bản sứ mệnh Airbus (Airbus Mission Statement).

Năm 1959 Hawker Siddeley đã quảng bá một phiên bản “Airbus” Armstrong Whitworth AW.660 Argosy (máy bay vận tải quân sự/hàng hóa của Anh sau chiến tranh và là mẫu máy bay cuối cùng được sản xuất bởi hãng máy bay Armstrong Whitworth Aircraft.), có thể vận chuyển khoảng 126 hành khách. Tuy nhiên, các nhà sản xuất máy bay châu Âu đã nhận thấy được những rủi ro của sự phát triển đó và cùng với chính phủ của mình,họ thấy rằng sự hợp tác là cần thiết để phát triển một chiếc máy bay như vậy và để cạnh tranh với các nhà sản xuất mạnh hơn của Mỹ. Vào Paris Air Show năm 1965, các hãng hàng không châu Âu chính thức thảo luận về yêu cầu của họ cho một “airbus” có khả năng vận chuyển 100 hành khách hoặc hơn trong khoảng cách ngắn tới trung bình với chi phí thấp. Cùng năm đó, Hawker Siddeley (dưới sự thúc đẩy của Chính phủ Anh) hợp tác với Breguet và Nord để nghiên cứu và thiết kế airbus. Nhóm Hawker Siddeley / Breguet / Nord HBN 100 đã trở thành cơ sở cho việc tiếp tục của dự án. Đến năm 1966, nhóm đã có các đối tác là Sud Aviation, sau đó là Aerospatiale (Pháp), Arbeitsgemeinschaft Airbus, Deutsche Airbus (Đức) và Hawker Siddeley (Anh). Một yêu cầu tài trợ đã được gửi tới ba chính phủ trong tháng 10 năm 1966. Ngày 25 Tháng 7 năm 1967, chính phủ ba nước đã nhất trí tiến hành với đề xuất này.

Hai năm sau thỏa thuận này, chính phủ Anh và Pháp đã bày tỏ nghi ngờ về dự án. Biên bản ghi nhớ đã nói rằng 75 đơn đặt hàng phải được hoàn thành vào 31 tháng 7 năm 1968. Chính phủ Pháp bị đe dọa rút khỏi dự án do lo ngại về nguồn tài chính dùng để phát triển máy bay Airbus A300, Concorde và Dassault Mercureconcurrently nhưng sau đã bị thuyết phục ngược lại. Sau khi công bố về mối lo ngại của mình với dự án A300B vào tháng 12 năm 1968, và lo sợ rằng sẽ không thu lại được khoản đầu tư do doanh số bán hàng thấp, chính phủ Anh thông báo rút lui vào ngày 10 tháng 4 năm 1969. Đức nhân cơ hội này để tăng thị phần của mình trong dự án lên tới 50%. Tới lúc này, Pháp và Đức lại miễn cưỡng cho phép sự tham gia của Hawker Siddeley để có được thiết kế cánh của máy bay. Vì vậy, các công ty của Anh được phép tiếp tục các đặc quyền của một nhà thầu phụ. Hawker Siddeley đã đầu tư 35 triệu Bảng Anh vào trang bị máy móc, nhưng do thiếu hụt vốn nên đã nhận một khoản vay 35 triệu Bảng từ chính phủ Đức.

Airbus S.A.S (Société par actions simplifiée) (của Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh) là một công ty chuyên sản xuất máy bay và là công ty con của tập đoàn Airbus (trước đây gọi là EADS (The European Aeronautic Defence and Space Company)) – một công ty hàng không vũ trụ châu Âu. Có trụ sở tại Blagnac, ngoại ô thành phố Toulouse của Pháp. Công ty sản xuất khoảng một nửa số máy bay phản lực của thế giới và có các hoạt động quan trọng trên khắp châu Âu.

Airbus bắt đầu từ một tập đoàn của các nhà sản xuất hàng không vũ trụ, Airbus Industrie. Các công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ của Liên minh châu Âu năm 1999 và 2000 đã cho phép thành lập một công ty cổ phần đơn giản hóa vào năm 2001, thuộc sở hữu của EADS (80%) và BAE Systems (20%). Sau quá trình mở rộng mặt hàng BAE (British Aerospace) đã bán cổ phần của mình cho EADS vào ngày 13 tháng 10 năm 2006.

Cạnh tranh và phát triển của Airbus

Sự phát triển của Airbus thành một tập đoàn và A300 thành một loại máy bay thương mại đã vấp phải rất nhiều thách thức. Trước tiên, đó là vấn đề về các động cơ. Airbus đã rất khó khăn trong việc tìm kiếm một loại động cơ phù hợp với chiếc máy bay A300. Loại động cơ phản lực cánh quạt đẩy ba ống xả của Rolls-Royce đã được cho là có thể đáp ứng các yêu cầu để chạy loại máy bay 300 chỗ ngồi mới của Airbus. Vì thế, Airbus đã lên kế hoạch sử dụng phiên bản động cơ có tên RB207 của Rolls-Royce. Nhưng thỏa thuận này thất bại, và chiếc A300 chưa có động cơ phù hợp.

Thay vào đó, Airbus đã quyết định mua các loại động cơ phổ biến của GE và Pratt & Whitney sau khi họ đã giảm số ghế của chiếc A300 từ 300 ghế xuống còn 250 ghế. Quyết định này được đưa ra sau khi Airbus nhận thấy rằng chiếc máy bay A300 của họ có thể quá lớn so với thị trường châu Âu do dự đoán nhu cầu đi máy bay thấp.

Đến cuối năm 1968, cơ cấu của hiệp đoàn này có sự thay đổi lớn khi chính phủ Anh quyết định rút lui do chi phí phát sinh rất lớn liên quan đến chương trình Concorde. Nhưng nhà sản xuất của Anh là Hawker Siddeley vẫn nằm trong hiệp đoàn này để phát triển các loại cánh cho máy bay A300.

Ngày 18/12/1970, tập đoàn Airbus Industrie chính thức được thành lập.

Để tạo sự khác biệt của mình trong cuộc cạnh tranh này, Airbus đã thực hiện một mũi nhọn chiến lược nhằm tạo ra một tầm cao công nghệ so với tất cả các loại máy bay vận tải lúc đó. Điển hình là các kỹ thuật xây dựng có tính đột phá như là ứng dụng các loại vật liệu composite siêu nhẹ.

Từ khi mới bắt đầu, hiệp đoàn này đã đồng thuận nhất trí đóng loại máy bay A300 bằng cách sử dụng các bộ phận riêng lẻ từ nhiều quốc gia thành viên châu Âu. Để vận chuyển các bộ phận này đến khu vực lắp ráp, Airbus sử dụng các loại xe tải, các loại tàu lớn và một phi đội máy bay vận tải siêu lớn có tên là Super Guppys.

Họ quyết định rằng Pháp sẽ đảm nhiệm đóng phần buồng lái, các hệ thống điểu khiển và phần trung tâm phía dưới thân máy bay. Trong khi đó, Đức sẽ chịu trách nhiệm sản xuất phần thân trước, thân sau và thân giữa trên của máy bay. Hãng Hawker Siddely sản xuất cánh máy bay.

Hà Lan sẽ sản xuất các bề mặt cánh lái trong khi tập đoàn CASA của Tây Ban Nha (tập đoàn này tham gia vào hiệp đoàn vào năm 1971), đảm nhiệm đóng cánh đuôi nằm ngang của chiếc A300.

Ngày 3/9/1970, Airbus đã bán lô máy bay A300 đầu tiên, đơn đặt hàng từ hãng Air France của Pháp cho 6 chiếc máy bay A300B. Tuy nhiên, hãng Air France lại thấy chiếc máy bay với 250 chỗ ngồi này quá nhỏ. Vì thế, Airbus đã nới rộng lại chiếc A300B1 lên 270 chỗ ngồi thành chiếc A300B2.

Chiếc A300 không phải được thiết kế làm đối thủ cạnh tranh với chiếc máy bay khổng lồ của Boeing. Thực tế, là một chiếc máy bay có quãng bay tầm trung, kích thước trung bình, A300 được xem là đối thủ của loại máy bay DC-10 và L-1011.

Airbus sau đó đã đưa A300B đi bán khắp thế giới. Nhưng thậm chí là sau khi đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ nhiều hãng hàng không trên toàn cầu như Lufthansa, South African Airways, Thai Airways và Korean Air, thì Airbus vẫn hoàn toàn bị đóng băng ở thị trường Mỹ.

Tất cả điều này đã thay đổi vào năm 1978 khi Airbus chuyển giao bốn chiếc A300 cho hãng hàng không Eastern Airlines để bay thử “miễn phí” 6 tháng. Tất cả những gì hãng Eastern Airlines phải làm chỉ là chi trả cho các nội thất bên trong.

Theo thỏa thuận được ký kết giữa Airbus và CEO Frank Borman của Eastern Airlines, thì hãng hàng không này có 6 tháng để sử dụng thử nghiệm miễn phí những chiếc máy bay của Airbus. Nếu trong thời gian đó, những chiếc A300 không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mong muốn của ông Borman, hãng Eastern Airlines chỉ cần trả lại những chiếc máy bay này cho hãng Airbus một cách vô điều kiện.

Sau 6 tháng, ông Borman đã đặt hàng thêm 23 chiếc Airbus A300. Airbus chính thức có mặt trên thị trường Mỹ.

Tháng 7/1978, Airbus đã phát hành mẫu máy bay thứ hai của mình, A310. Được phát triển từ mẫu A300, A310 có thân ngắn nhưng lớn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, cũng chỉ đến khi cho ra đời loại máy bay có một lối đi ở giữa là A320, Airbus mới chính thức trở thành một tập đoàn siêu mạnh toàn cầu. Kể từ mẫu A300, thì A320 là mẫu thiết kế mới hoàn toàn của Airbus.

Đến tháng 6/1981, Air France đã thông báo ý định mua 25 chiếc máy bay vẫn chưa được công bố này. Kể từ thời điểm đó, các loại máy bay thuộc dòng A320 trở thành loại máy bay được bán chạy nhất trên thế giới với 14.000 chiếc đã được đặt hàng.

A320 đánh dấu việc sử dụng buồng lái số và công nghệ điều khiển hàng không bằng điện tử trên các loại máy bay. Theo Aboulafia, thì A320 và nhiều đột phá công nghệ của nó trở thành đóng góp lớn nhất của Airbus vào ngành hàng không thương mại thế giới.

Năm 1985, Airbus đã kéo được ông John Leahy từ Piper về làm giám đốc bán hàng khu vực Bắc Mỹ cho họ. Việc thuê được ông John Leahy là một bước đi rất sáng suốt của Airbus. Đến năm 1994, John Leahy đã trở thành giám đốc bán hàng toàn cầu của tập đoàn này.

Leahy được biết đến nhờ các chiến dịch bán hàng đầy táo bạo và liều lĩnh. Ông thường xuyên săn tìm và thành công trong việc giành được các hợp đồng với khách hàng, thậm chí là những khách hàng trung thành nhất của Boeing. Đến thời điểm ông Leahy nghỉ hưu vào tháng 1 này, ông đã giúp Airbus bán được số lượng máy bay có trị giá lên đến 1 nghỉ tỷ USD.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của tờ Seatle Times, ông Leahy đã kể chi tiết việc ông giành được hợp đồng với hãng Northwest Airlines, một khách hàng trung thành của Boeing, để họ mua máy bay của hãng Airbus năm 1986 như thế nào.
Ông Leahy đã thực hiện một chiến lược có tên “Mua nhỏ, nghĩ lớn” (buy small, think big) trong đó ông cho hãng Northwest biết rằng họ có thể chỉ cần đặt hàng 10 chiếc A320 nhưng nhận được chiết khấu hàng sỷ cho đơn đặt hàng trị giá 100 chiếc máy bay. Tuy nhiên, ông Leahy cũng cho Northwest biết rằng Airbus sẽ giữ ngày giao hàng cho 100 chiếc máy bay trong trường hợp Northwest muốn.

Chiến lược này thực sự hiệu quả và hãng Northwest đã sử dụng máy bay Airbus.

“Họ không chỉ mua 100 chiếc, tôi nghĩ rằng họ đã mua đến 145 chiếc”, ông Leahy nói.

Đến đầu những năm 1990, Airbus đã phát hành hai mẫu máy bay thân lớn mới với nhiều kết quả khác nhau. Chiếc A340 bốn động cơ đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1991, trong khi …

Chiếc A330 hai động cơ có chuyến bay đầu tiên năm 1992. Chiếc A340, được phát hành vào giai đoạn máy bay sử dụng 4 động cơ bắt đầu lỗi thời, là một thất bại nặng nề của Airbus với chỉ 377 chiếc được bán ra. Mặt khác, cho đến nay chiếc A330 vẫn là loại máy bay được bán chạy nhất của hãng với hơn 1.700 chiếc đã được đặt hàng.

A330 và A340 là những loại máy bay tương đương nhau về kích thước. Tuy nhiên, A330 được thiết kế cho các chuyến bay tầm trung và chuyến bay dài trong khi A340 được thiết kế cho các chuyến bay dài và siêu dài. Nhưng với với các động cơ cánh quạt đẩy ngày càng hiện đại, thì chỉ mất chi phí rẻ hơn để bay máy bay A330 có thể đảm nhiệm các chuyến bay của máy bay A340, làm cho những chiếc A340 trở nên lỗi thời.

Tháng 11/1996, sau nhiều lần thất bại, Boeing lần đầu tiên đã giành được thắng lợi trước Airbus. Hãng hàng không American Airlines đã ký một hợp đồng đồng ý để Boeing trở thành nhà cung cấp máy bay độc quyền cho hãng trong 20 năm. Đến tháng 6/1997, Boeing đã ký được các hợp đồng có thời hạn 20 năm tương tự với cả hãng hàng không Delta và Continental.

Đầu những năm 1990, Airbus đã quyết định rằng đây là thời điểm để họ thực hiện một cuộc chơi lớn với việc nỗ lực thiết kế một loại máy bay tốt nhất để làm đối trọng với loại máy bay Boeing 747-400.

Đó là chiếc máy bay Airbus A380 được phát hành vào năm 2007. A380 hai tầng là loại máy bay thương mại lớn nhất thế giới. Airbus hy vọng rằng loại máy bay này sẽ làm thay đổi cục diện trên thị trường máy bay thế giới nhờ tầm nhìn tổng quát với các sòng bài di động và các phòng cực kỳ xa hoa trên đó.

Tuy nhiên, loại máy bay siêu lớn này lại rất khó tìm kiếm các đơn đặt hàng. Kể từ đầu những năm 2000, Airbus mới chỉ bán được 335 chiếc A380, trong đó hơn một nửa được bán cho hãng hàng không Emirates.

Trong những năm tiếp theo, Airbus sẽ kiểm soát hoàn toàn chương trình C Series và loại máy bay phản lực sử dụng vật liệu cacbon composite mới này sẽ là một phần trong dòng sản phẩm của Airbus.

Trong tương lai, dòng máy bay thân hẹp của Airbus sẽ lấy các loại máy bay A320neo cải tiến với các động cơ, bộ phận điện tử và cánh mới làm chủ đạo. Trong khi dòng máy bay thân rộng sẽ lấy các loại máy bay A350XWB sử dụng vật liệu cacbon composite làm mũi nhọn.

Airbus sử dụng khoảng 63.000 nhân công tại 16 địa điểm ở 4 quốc gia Liên minh châu Âu: Pháp, Đức và Tây Ban Nha, Anh. Khâu lắp ráp cuối cùng được đặt tại Toulouse, Pháp; Hamburg, Đức, Seville, Tây Ban Nha, và từ năm 2009 đặt thêm nhà máy tại Thiên Tân, Trung Quốc. Hãng cũng đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy mới tại thành phố Mobile thuộc tiểu bang Alabama, Mĩ. Airbus còn có các công ty con ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty giới thiệu và đưa ra thị trường thương mại máy bay chở khách fly-by-wire (Điều khiển điện tử) đầu tiên – Airbus A320, và máy bay chở khách lớn nhất thế giới, A380.

Tại Việt Nam, từ lâu các dòng máy bay A320, A321 hay A321NEO đã luôn là lựa chọn tối ưu dành cho các hãng hàng không Việt, đặc biệt là các hãng bay giá rẻ. Có thể thấy đội bay của Vietjet Air và Jetstar Pacific sử dụng hoàn toàn máy bay Airbus và không có một chiếc Boeing nào trong biên chế.

Airbus A320Neo Bamboo Airways

Airbus hiện có một dòng sản phẩm gồm 14 loại máy bay phản lực có sức chứa từ 100 đến 525 chỗ ngồi. Hơn 9.200 máy bay của hãng đã được đặt hàng trên toàn thế giới.

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *