Hit Enter to search or Esc key to close
Blog thumbnail

Khi nào sử dụng nghi thức phun vòi rồng của ngành hàng không?

Khi nào sử dụng nghi thức phun vòi rồng của ngành hàng không?

Blog thumbnail

Đó chính là nghi thức phun vòi rồng (Water Salute) – nghi thức đặc trưng của ngành hàng không. 2 chiếc xe cứu hỏa đảm nhận trọng trách phun nước từ 2 bên để tạo thành 1 chiếc cổng lớn. Nếu như là vào một ngày nắng đẹp, làn nước còn khúc xạ ánh sáng tạo thành cầu vồng rất đẹp mắt!

Nghi thức phun vòi rồng được thực hiện để đánh dấu những cột mốc lớn trong ngành, chẳng hạn như chuyến bay đầu tiên của một hãng hàng không, chuyến bay đầu tiên hoặc cuối cùng của một loại máy bay, hay các sự kiện lớn, các chuyến bay có tính chất lịch sử.

Bắt nguồn từ các thủy thủ

Nghi lễ phun vòi rồng này bắt nguồn từ ngành hàng hải. Khi các tàu chở khách đường dài (viễn dương) lần đầu tiên rời cảng, các thuyền cứu hỏa sẽ đậu xung quanh chiếc tàu này và dùng vòi rồng cực mạnh phun nước lên tàu để chúc mừng.

Khi chiếc tàu này cập cảng lần đầu tiên, nghi lễ này lại được thực hiện một lần nữa để đánh dấu sự hoàn tất của hành trình và thêm tuyến đường biển mới vào mạng lưới hoạt động của chiếc tàu.

Sau này, nghi lễ này từ ngành hàng hải được du nhập sang ngành hàng không. Cụ thể vào khoảng thập niên 1990, sân bay quốc tế Salt Lake City tại Mỹ thực hiện phun vòi rồng để vinh danh các phi công của hãng hàng không Delta Airline trong chuyến bay cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

Từ đó về sau, nghi lễ này ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng trong nhiều dịp như: Đón một tàu bay mới gia nhập hãng hàng không, chuyến bay đầu tiên của một hãng hàng không đến một sân bay, chuyến bay cuối cùng của một hãng hàng không trước khi đóng cửa/phá sản, hay chuyến bay cuối cùng của một phi công trước khi nghỉ hưu như tại Salt Lake City, …

(Thực tế, ngành hàng không “mượn” nhiều nghi lễ và từ vựng của ngành hàng hải. Chẳng hạn từ “lên tàu” (boarding) ban đầu được dùng trong hàng hải với nghĩa “hành khách lên tàu thuyền” để chuyển bị rời cảng, sau đó được ngành hàng không dùng lại với nghĩa “hành khách lên tàu bay” để chuẩn bị cất cánh.

Các nhân sự ngành hàng không cũng dùng từ “tàu bay” chứ không nói “máy bay” và chữ “tàu” này xuất phát từ “tàu thuyền” của ngành hàng hải. Trong giao tiếp thường ngày, “tàu bay” cũng thường được gọi tắt là “tàu”, chẳng hạn: Tàu A321 về chưa? Còn bao nhiêu tàu đợi cất cánh? …)

Không đơn giản như nhiều người tưởng

Nhìn có vẻ đơn giản tuy nhiên nghi lễ phun vòi rồng này đòi hỏi nhiều yếu tố để có thể thực hiện thành công. Thứ nhất, cần phải có hai xe cứu hỏa với động cơ mạnh mẽ để có thể phun nước vòng lên trên máy bay từ khoảng cách xa.

Ngoài ra còn cần một đoạn đường lăn (taxiway) đủ rộng để cho hai xe cứu hỏa có thể đậu ở hai bên mà vẫn còn đủ chỗ cho máy bay đi qua giữa.

Chưa kể còn phải tính đến thời tiết, hướng và tốc độ gió để nước từ nghi lễ phun vòi rồng không bị thổi tạt vào những hành khách đang lên/xuống các tàu bay khác. Và tất cả mọi việc đều cần được phối hợp với kiểm soát không lưu để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Khi công việc chuẩn bị đã hoàn tất, các anh lính cứu hỏa sẽ đợi máy bay đến và tín hiệu từ kiểm soát không lưu để phun khoảng 10.000 – 15.000 lít nước lên trên máy bay.

Lợi và hại

Ngoài ý nghĩa về mặt nghi thức, hoạt động phun vòi rồng này là cơ hội để lực lượng cứu hỏa kiểm tra trang thiết bị và kĩ năng, thao tác của mình. Vì số vụ hỏa hoạn tại sân bay là không nhiều nên những buổi nghi thức này là cơ hội tập rượt đáng quí. Khối lượng nước được hai xe cứu hỏa sử dụng cũng không phải hoàn toàn là lãng phí.

Tuy vậy, đôi khi cũng có những sự cố đáng tiếc xảy ra. Tháng 9 năm ngoái, xe cứu hỏa tại sân bay Dubai dùng vòi rồng chuyên dụng để phun nước chào mừng một chiếc A320-214. Thật không may, hỏng hóc kĩ thuật đã xảy ra khiến cho vòi rồng không phun nước vòng lên phía trên của máy bay mà rung lắc rồi phun thẳng vào máy bay.

Áp lực nước quá mạnh từ chiếc vòi rồng khiến cho cửa thoát hiểm bật ra, hàng loạt biện pháp an toàn được kích hoạt, trong đó có cầu trượt an toàn bung xuống. Một hành khách ngồi gần cửa thoát hiểm đã bị thương nhẹ. Hôm 10/4 vừa qua, sân bay Dubai mới ra thông báo xác nhận vụ việc và và cho biết đang kiểm tra đội ngũ phun vòi rồng hôm đó.

Thử nhìn nhận theo một hướng khác, nếu không có nghi thức phun vòi rồng, có thể lực lượng cứu hỏa đã không phát hiện ra lỗi của thiết bị cho đến khi phải dùng trong trường hợp xảy ra cháy thật.

Một số truyền thống, quan niệm thú vị

Không chỉ lên trời trước khi cất cánh

Rõ ràng rằng chẳng một ai thích bay trong điều kiện thời tiết xấu, điều đó sẽ khiến hành khách cảm thấy lo lắng còn công việc của các phi công sẽ trở nên phức tạp hơn! Một số trường hợp tệ hơn là chuyến bay bị hủy khiến lịch trình của không chỉ hành khách mà với cả các phi công cũng bị ảnh hưởng.

Thế nên, trong nghề phi công, có một quan niệm rằng không bao giờ được chỉ tay lên trời trước khi bay bởi họ tin rằng việc đó có thể đem đến thời tiết xấu. Tuy nhiên, nếu nói chuyện với mặt trời trong thời tiết đẹp lại được cho là giúp các điều kiện thời tiết tốt cứ quanh quẩn ở đấy!

Chạm vào mũi máy bay

Một số phi công thường xây dựng mối liên kết mật thiết với tàu bay mà họ điều khiển. Cụ thể, họ có thể đặt biệt danh và trò chuyện với nó. Đặc biệt, một nghi thức may mắn trước khi cất cánh được các phi công thường tin và thực hiện là chạm, vuốt ve mũi của máy bay! Không chỉ phi công mà cả các hành khách cũng hay làm như thế. Bởi họ tin rằng hành động đó như là một lời cảm ơn, lời đề nghị trân trọng rằng hãy đưa họ đến nơi an toàn.

Thói quen trước khi bay

Phi công là người luôn cần sự ổn định, bình tĩnh trong tâm trạng và luôn tập trung cao độ khi thực hiện trọng trách. Thế nên, những thói quen trước chuyến bay là điều vô cùng quan trọng với họ. Đó có thể là nghe cùng một bản nhạc hoặc ăn cùng một bữa ăn so với mọi ngày. Những điều tuy lặp lại quen thuộc nhưng lại đảm bảo cho phi công có một chuyến bay thành công, suôn sẻ.

Phi công không chụp hình bên ngoài trước chuyến bay

Theo một câu chuyện truyền tai kể rằng có một phi công đã từng cho phép nhà báo chụp ảnh mình trước khi thực hiện nhiệm vụ và rồi sau đó chuyến bay đã không suôn sẻ.

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *