Hit Enter to search or Esc key to close
Blog thumbnail

Lưu ý gì khi ngồi gần cửa thoát hiểm trên máy bay

Lưu ý gì khi ngồi gần cửa thoát hiểm trên máy bay

Blog thumbnail

Hành khách đi máy bay thường thích được ngồi gần cửa thoát hiểm. Đấy là tâm lý chung của khách hàng trên mỗi chuyến bay.Ngồi gần cửa thoát hiểm là chỗ ngồi thuận tiện nhất khi không may xảy ra sự cố. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các điều kiện và những quy định cần biết khi ngồi tại vị trí này:

Để có thể ngồi tại các hàng ghế gần cửa thoát hiểm, bạn cần thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Ít nhất là 15 tuổi.
  • Có khả năng hiểu và thực hiện theo các chỉ dẫn.
  • Không có người đi cùng luôn cần sự trợ giúp của bạn trong trường hợp khẩn cấp.
  • Không bị tàn tật bẩm sinh hoặc tạm thời (bao gồm như bị điếc hoặc khiếm thính, bị mù hoặc kiếm thị, có sức khỏe yếu hoặc khó khăn trong việc di chuyển, bị thiểu năng trí tuệ hoặc phải sử dụng chó trợ giúp).
  • Tuân thủ theo các điều kiện và phản xạ theo các mệnh lệnh của phi hành đoàn.
  • Có thể tiếp cận, mở, nâng và đẩy được cánh cửa thoát hiểm nặng khoảng 15 kg (tương đương 33 lbs) trong các trường hợp khẩn cấp.
  • Nhận thức được các quy định về khu vực thoát hiểm do tiếp viên hàng không thông báo ở trên máy bay.
  • Sẵn sàng giúp đỡ trong các trường hợp khẩn cấp.
  • Không ngồi cùng với trẻ nhỏ.
  • Không phải sử dụng dây an toàn quá khổ.
  • Không phải là người già.

Ngoài các yêu cầu nói trên, nếu là hành khách ngồi gần cửa thoát hiểm, bạn còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khác trên chuyến bay. Tuyệt đối, bạn không nên mở cửa thoát hiểm nếu chưa được sự hướng dẫn từ phía phi hành đoàn. Bởi nếu máy bay đang ở độ cao khoảng 8.000 m mà cửa thoát hiểm bị bung ra thì bạn có thể bị hút ra ngoài không trung. Thậm chí, ngay cả khi máy bay chưa cất cánh, nếu ấn nút mở cửa thoát hiểm, hành trình của bạn sẽ bị hoãn lại. Và dĩ nhiên, lúc này đây, rất có thể bạn sẽ bị xử phạt hàng chục triệu đồng

Ngoài những mối nguy hiểm khi cửa thoát hiểm bị mở bất ngờ, việc mở cửa thoát hiểm còn gây ra thiệt hại khá lớn. Đối với những loại máy bay thân lớn, có phao trượt như A320/321, Boeing 777… sau mỗi lần phải bung cửa thoát hiểm, hãng hàng không đều buộc phải đổi phương tiện khai thác để cuộn lại cửa.

Riêng chi phí đưa máy bay sang nước ngoài để đóng lại cửa cũng mất khoảng 10.000 USD, chưa kể thiệt hại do tạm thời phải “cắt” một máy bay khỏi lịch khai thác. Từ đầu năm 2011, cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa máy bay trong nước đã tự đảm nhiệm được hạng mục kỹ thuật này đối với loại máy bay A320/321 nên thiệt hại có thể được giảm bớt.

Chúng ta cùng lưu ý để tránh những tai nạn đáng tiếc cho chính mình, ảnh hưởng mọi người xung quanh và những thiệt hại cũng như các hình thức xử phạt không đáng có nhé!

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *