Hit Enter to search or Esc key to close
Blog thumbnail

Tại sao cửa sổ trên máy bay đều có hình bầu dục?

Tại sao cửa sổ trên máy bay đều có hình bầu dục?

Blog thumbnail

Thực ra các máy bay từ thuở sơ khai đều có cửa sổ hình chữ nhật chứ không phải hình bầu dục như ngày nay. Tuy nhiên, chỉ sau khi có sự cố xảy ra thì các chuyên gia mới bắt tay vào tìm hiểu và nhận ra rằng, những góc vuông chính là điểm yếu trên máy bay, là nơi tập trung áp lực khiến cửa sổ và thậm chí thân máy bay bị nứt vỡ.

Trong điều kiện chênh lệch áp suất bên trong máy bay và ngoài khí quyển cao, cửa sổ hình tròn hoặc bầu dục chính là sự lựa chọn tốt hơn, bởi nó dàn trải được áp lực. Cuối cùng thì hình bầu dục được chọn bởi nó giúp hành khách có thể quan sát khung cảnh bên ngoài rõ hơn.

VÌ SAO TRÊN CỬA SỔ MÁY BAY LẠI CÓ 1 LỖ NHỎ?

Khi được ngồi ở cạnh cửa sổ máy bay, chắc chắn bạn sẽ không bỏ qua cơ hội ngắm nhìn những cảnh quan tuyệt đẹp từ trên cao nhìn xuống. Nếu chú ý một chút, bạn có thể phát hiện ra ở phía dưới cửa sổ máy bay luôn có một lỗ rất nhỏ. Vậy lỗ nhỏ này là gì? Tại sao chúng lại có mặt ở đó, và chúng có tác dụng gì?

Trên thực tế, cửa sổ máy bay không phải là một tấm kính dày mà là 3 lớp kính đảm trách các vai trò khác nhau. Trong ngành khoa học hàng không, các lỗ nhỏ này được gọi là lỗ thở hay lỗ chảy máu (bleed hole), nằm ở lớp kính thứ hai. Tác dụng của lỗ nhỏ này là để cân bằng áp lực bên trong khoang hành khách và khoảng trống giữa 3 lớp kính. Do vậy, trong suốt chuyến bay chỉ có tấm ngoài cùng là phải chịu hết áp lực. Trong trường hợp lớp kính ngoài cùng không thể chịu được áp lực, bị nứt vỡ, tấm kính ở giữa sẽ đảm trách vai trò thay thế tấm kính ở ngoài cùng.

Cùng với đó, lỗ thở này còn đóng vai trò giải phóng hơi ẩm, ngăn ngừa chúng bám trên bề mặt cửa sổ, giúp cửa sổ không bị mờ trong suốt hành trình bay.

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *