Cùng tìm lời giải vì sao đuôi cánh máy bay lại có nếp gấp trông kì cục thế nhỉ?
Đã bao giờ bạn ngắm nhìn máy bay qua khung cửa sổ khi chúng hạ cánh chưa? Và bạn có thắc mắc tại sao khi đuôi cánh máy bay có những phần đầu nhọn cong lên không?
Thật ra, phần nhọn này có tên là winglets – những chiếc cánh lượn, 1 bộ phận không thể thiếu ở các máy bay thời hiện đại.
Robert Gregg – chuyên gia khí động lực học chính của Boeing chia sẻ với Business Insider: “Phần cánh lượn giúp giảm phần khí xoáy và giúp tăng lực nâng cho máy bay”.
Cụ thể, khi có sự hỗ trợ của winglets, động cơ máy bay sẽ cần ít năng lượng hơn, qua đó tiết kiệm được 1 lượng năng lượng đáng kể, giảm khí thải CO2 và chi phí vận hành máy bay.
Dòng máy bay Boeing thiết kế winglets trên máy bay 757 và 767 – điều này góp phần cải thiện lượng nhiên liệu đốt lên tới 5%; đồng thời cắt giảm lượng khí CO2 thải ra tới 5%.
Ngoài ra, 1 hãng hàng không sử dụng thiết kế này cho boeing 767 tiết kiệm được khoảng 1.892.700 lít nhiên liệu mỗi năm.
Đó là do winglets sẽ giúp làm giảm những tác động của lực cản. Khi một máy bay đang bay, áp suất phần trên cánh máy thấp hơn phần dưới cánh. Ở khu cánh lượn, không khí có áp suất cao ở phía dưới cánh bị đẩy về phía khu vực có áp suất thấp (ở phía trên) tạo ra dòng xoáy 3 chiều.
Với winglets, máy bay có thể làm suy yếu cường độ của vùng xoáy phía đuôi cánh. Quan trọng hơn, nó sẽ làm giảm lực cản lên trên toàn bộ cánh máy bay.
Bên cạnh đó, nếu sải cánh máy bay càng dài, lực cản tác dụng lên máy bay càng giảm. Nhưng vì nếu sải cánh quá dài sẽ khó khăn hơn khi di chuyển, nên giải pháp đuôi cánh gấp sẽ cực tối ưu.
Đó là lý do vì sao ở một số máy bay, bạn sẽ thấy phần đuôi cánh có những phần gập lên trông khá kì dị đến vậy.
Nguồn: BusinessInsider